Chủ Nhật, 7 tháng 10, 2012

Thanh chống va đập bệnh viện WG1022

Thanh chống va đập bệnh viện WG1022

Tên SP :Thanh chống va đập bệnh viện
Mã SP: WG1022

Vật liệu: tấm vinyl+nhôm
Chiều dày:5m
Chiều rộng:102mm
Bề dày che phủ của nhựa vinyl:2mm
Độ dày của nhôm:2mm
Thanh chống va đập hành lang bệnh viện

Thông tin chi tiết:
"Thanh chống va đập bệnh viện" Thanh chống va đập bệnh viện lắp trên tường với khoảng cách 10cm~15cm hoặc 80cm~90cm từ mặt sàn. Nó có thể bảo vệ các bức tường từ tác động.
Thanh chống va đập bệnh viện được lắp ráp bằng tấm vinyl 2mm, vòng kẹp nhôm 2mm, Khớp cuối.
Có 22 màu sắc là tài liệu tham khảo, bao gồm cả màu gỗ mà có thể phù hợp với tay vịn,bảo vệ góc và màu sắc tường để tạo ra một không gian hoàn hảo.
Tất cả sản phẩm được nối bằng bu lông và vít.
Chúng tôi cũng có thể tùy chỉnh khi đặt hàng số lượng lớn.

 CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ NGỌC PHƯỚC
Copyright N&P.,JSC P.1706, Toà nhà CENGROUP, 137 Nguyễn Ngọc Vũ, Q. Cầu Giấy , Hà Nội.Tel: 0976551115 Tel: 04.6681.6683 Website: www.nepnhua.com Email: info@nepnhua.com

Thứ Năm, 30 tháng 8, 2012

Thanh chống va đập bệnh viện WG1021W

Thanh chống va đập bệnh viện WG1021W
Tên SP :Thanh chống va đập bệnh viện WG1021W
Mã SP: WG1021W
Vật liệu: tấm vinyl+nhôm
Chiều dày:5m
Chiều rộng:102mm
Bề dày che phủ của nhựa vinyl:2mm
Độ dày của nhôm:2mm
Màu gỗ
thanh chống va đập hành lang bệnh viện

Thông tin chi tiết:
"Thanh chống va đập bệnh viện" Thanh chống va đập bệnh viện lắp trên tường với khoảng cách 10cm~15cm hoặc 80cm~90cm từ mặt sàn. Nó có thể bảo vệ các bức tường từ tác động.
Thanh chống va đập bệnh viện được lắp ráp bằng tấm vinyl 2mm, vòng kẹp nhôm 2mm, Khớp cuối.
Có 22 màu sắc là tài liệu tham khảo, bao gồm cả màu gỗ mà có thể phù hợp với tay vịn,bảo vệ góc và màu sắc tường để tạo ra một không gian hoàn hảo.
Tất cả sản phẩm được nối bằng bu lông và vít.
Chúng tôi cũng có thể tùy chỉnh khi đặt hàng số lượng lớn.
 CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ NGỌC PHƯỚC
 P.1706, Toà nhà CENGROUP, 137 Nguyễn Ngọc Vũ, Q. Cầu Giấy , Hà Nội.
Hotline: 0976551115 Tel: 04.6681.6683
 Website: www.nepnhua.com .Email: info@nepnhua.com

Thứ Bảy, 26 tháng 5, 2012

Sàn nâng kỹ thuật - điểm gặp của thiết kế xây dựng & thiết kế điện

Sàn nâng - điểm gặp của thiết kế xây dựng & thiết kế điện

sàn nâng
1. Sàn nâng là gì?
Sàn nâng (còn gọi là sàn thông minh, sàn kỹ thuật, sàn giả) là loại sàn tạo ra một không gian giữa các tấm sàn và sàn bê tông nhờ các chân đế nâng nó lên. Loại sàn này thường sử dụng cho mục đích đi dây cáp, dây điện bên dưới, và cũng có thể sử dụng cho mục đích điều hoà không khí hoặc đi ống nước làm mát.
Sàn nâng là giải pháp nhằm giải quyết những trở ngại thường tồn tại trong những toà nhà cao ốc văn phòng, các phòng máy tính, phòng điều khiển trung tâm, trung tâm thương mại, triển lãm …vv về việc sử dụng và thay đổi, sửa chữa theo thời gian.
2. Nơi ứng dụng:
                                                        Phòng công nghệ cao
Trung tâm y tế
Phòng máy tính
Phòng điều khiển
Sàn giao dịch
Phòng sạch
Phòng đặt động cơ
Phòng viễn thông
Trung tâm hội nghị

4. Cấu tạo:
Bao gồm một mạng lưới các khung bằng kim loại hoặc các chân đế có thể điều chỉnh độ cao giúp nâng các tấm sàn rời lên cao. Độ cao của chân đế phụ thuộc vào lượng dây và các dịch vụ khác nằm bên dưới nhưng thông thường không thấp hơn 6 inches hay 15cm.
Các tấm sàn thường có kích thước 60cm*60cm, được làm từ nhôm, thép nguyên khối, lõi xi măng phốt pho phủ thép, bột gỗ ép hoặc canxi sunphat. Các tấm này thường có dạng trần (bare) hoặc được phủ vật liệu hoàn thiện. Có rất nhiều loại vật liệu hoàn thiện có thể được phủ lên bề mặt tuỳ thuộc vào mục đích sử dụng như thảm viên, HPL ( high-pressure laminates), đá, vinyl, đặc biệt các loại sàn dùng cho khu vực chống tĩnh điện người ta thường phủ vật liệu chống tĩnh điện như vinyl dẫn điện.
Có những loại sàn nâng có lỗ thông hơi thường dùng ở các phòng máy hiện đại, nơi có hệ thống làm mát nằm dưới sàn, mục đích là đưa không khí lạnh từ dưới sàn lên nhằm làm mát đều và tiết kiệm năng lượng.


3. Ưu điểm

Sử dụng không gian hợp lý và linh hoạt hơn

Đây là điểm gặp gỡ của các nhà thiết kế xây dựng và thiết kế hệ thống điện, hệ thống điều khiển, hệ thống mạng. Hệ thống sàn nâng là hệ thống sàn lắp ghép, nó cho phép thay đổi vị trí làm việc, sơ đồ nối dây, độ cao của sàn một cách nhanh chóng theo mọi yêu cầu sử dụng mà không hề ảnh hưởng tới bất cứ hoạt động nào trên sàn, cũng như không cần phải tác động tới cấu trúc của sàn.
Dễ lắp đặt và thay thế
Đặc điểm là sàn lắp ghép này còn cho phép thay thế những tấm sàn nâng bị hư hỏng sau nhiều năm sử dụng một cách dễ dàng, nhanh chóng.  
Mất ít thời gian để sửa chữa và thay thế các loại dây bên dưới sàn
Hệ thống sàn nâng tạo ra không gian không có vật cản bên dưới, có thể kiểm tra, sửa chữa, thay thế, thêm mới các hệ thống dây điện, hệ thống điều khiển một cách dễ dàng và nhanh chóng ở bất kỳ chỗ nào.  
Bền vững và ít hư hỏng
Hệ thống sàn nâng được thiết kế theo các tiêu chuẩn công nghiệp Mỹ, Châu Au nhằm đáp ứng các yêu cầu an  toàn và đặc tính chịu lực tối đa, chống thấm, chống ẩm. Có thời gian sử dụng trên 25 năm.
An toàn cho sử dụng 
Với giá trị điện trở bề mặt lớn giúp hạn chế dòng điện trong trường hợp xảy ra chạm chập và giật điện khi thao tác nhằm giảm thiểu nguy hiểm cho người thao tác trên sàn.

Hướng dẫn cách thức lắp đặt sàn nâng


Hướng dẫn cách thức lắp đặt sàn nâng

sàn nâng
Quy trình lắp đặt sàn nâng có một số quy trình phải tuân theo, cách thi công sàn nâng được thực hiện như sau:

Bước 1.  Kiểm tra lại kích thước của căn phòng:
Kiểm tra lại kích thước của phòng và định dạng lại theo như bản vẽ. Sử dụng kinh nghiệm và kỹ thuật la-de, xác định khu vực làm sàn nâng dao động như thế nào trong khu vực phòng và những điểm quyết định như là thang máy hoặc những bậc cửa và gờ bê tông.Nếu sàn không thể thi công theo như bản vẽ thì hãy báo cho nhà thầu chính hoặc người giám sát thi công để sửa chữa.Tuỳ theo mức độ thì độ cao của sàn có thể thay đổi.

Bước 2. Quyết định điểm đặt đầu tiên
Tìm điểm đặt dựa vào bản vẽ. Yêu cầu thay đổi điểm bắt đầu đặt nếu chu vi tấm cắt panel sẽ quá nhỏ để cho phép chống đỡ thích hợp.Yêu cầu tấm cắt panel tối thiểu cho sự chống đỡ thích hợp rộng ít nhất khoảng 15cm .   

đo kích thước
Bước 3. Kẻ những đường  ô vuông

Bắt đầu từ điểm đặt thích hợp, Kẻ 2 đường phấn theo góc 90o để chắc chắn rằng phòng thi công vuông.Sử dụng đường phấn để làm chuẩn khi thi công sàn. Lý do để những đường kẻ phấn là để đo từ những bức tường và để biết rằng tường không phải lúc nào cũng thẳng.Người thợ sẽ dựa vào những đường kẻ phấn hình vuông để tham khảo.Cần chú ý để giữ sàn nâng được vuông trong lúc thi công.
Chú ý: Khi bắt đầu thi công ở góc phòng, kẻ 1 đường thẳng A và B vuông góc bắt đầu từ điểm góc. Kiểm tra khoảng cách từ đường A và B tới tường. Nếu khoảng cách từ  2 đường kẻ đó tới tường lớn hơn 61cm tại bất kỳ điểm nào thì dịch toàn bộ chiều dài đường phấn vào gần tường hơn để khoảng cách lớn nhất là 60cm hoặc nhỏ hơn.

Bước 4. Kiểm tra đường kiểm soát
Kẻ hai đường phấn và đặt chân đế trong diện tích 48 feet x 24 feet, đảm bảo chắc chắn đặt tại điểm bắt đầu thi công đã được đánh dấu.

Bước 5. Độ cao sàn hoàn thiện
Sử dụng máy đo độ phẳng bằng tia laser trong quá trình lắp ráp chân đế với độ cao sàn hoàn thiện mỗi 8 hoặc 10 feet trong 2 phía đối diện (dựa vào độ dài của thanh ngang). Khoảng thời gian hai chân đế với độ cao sàn hoàn thiện thích hợp với những thanh ngang, điều chỉnh tất cả chân đế giữa đáy bề mặt của thanh ngang.

Bước 6. Dán keo chân đế
Dán keo chân đế dựa vào số lượng chân trên mặt sàn. Sử dụng dụng cụ dao bay, dán keo vào chân đế và đặt cố định chân đế.
Chú ý: Khi sử dụng chân đế có khoá điều chỉnh, mỗi chân đế  nên dán keo và lắp đặt thanh ngang (nếu rời từng phần) trước khi điều chỉnh khoá cố định. Kiểu khoá cố định được sử dụng có thể được yêu cầu để tấm sàn  có thể di chuyển. Đảm bảo rằng chân đế đặt thẳng đứng trước khi khoá cố định. Lưu ý sử dụng đủ lượng keo dán, ngoại trừ có một số yêu cầu đặc biệt của dự án. Trong trường hợp sử dụng ốc thay cho keo dán chân đế, bắn ốc vào 2 phía chân đế đối diện để gắn chân đế vào sàn.


dán keo chân đế

Bước 7. Chốt những thanh ngang
Nếu những thanh ngang không cố định chắc chắn vào hệ thống, chốt những thanh ngang vào chân đế bắt đầu từ điểm đầu khi thi công.

Bước 8.Đặt những tấm panel

Để bắt đầu đặt, đặt trước 4 hàng theo chiều dài nhất của phòng. Kiểm tra để biết  rằng đang theo đúng đường tiêu chuẩn để so sánh vànhững tấm gạch sàn nâng không bị kênh lên.


Đặt tấm sàn


Bước 9. Kiểm tra những tấm sàn không phẳng
Nếu tấm sàn kênh lên theo đường chéo khi đặt hệ thống sàn nâng, xoay 90o và kiểm tra lại. Nếu tấm sàn vẫn bị kênh khi xoay, thì có thể có một vài mảnh vụn của vôi, xi măng… giữa tấm sàn và chân đế hoặc thanh ngang. Cũng kiểm tra luôn để biết chắc rằng chân đế không bị nghiêng, những thanh ngang đã đặt đúng chỗ chưa và các cạnh của tấm sàn đã đặt đúng chỗ chưa. Nếu những tấm sàn vẫn bị kênh, tạm thời không sử dụng tấm sàn đó, để sang một bên để sử dụng khi cắt.  Những chân đế không nên đặt lại trừ khi có 3 hoặc 4 tấm sàn đặt trên đó bị kênh lên. Tại điểm này, điều chỉnh lại chân đế cho thích hợp. Tấm sàn có thể không phẳng trong quá trình lắp đặt. Kiểm tra và điều chỉnh lại 2 hoặc 3 chân đế trong cùng một hàng.

kiểm tra tấm sàn
Bước 10. Đặt những tấm sàn đối diện nhau
Sau khi đặt trước 4 hàng dọc theo tường, bắt đầu tại điểm đầu tiên và đặt 4 hàng vuông góc với những hàng đầu tiên. Theo như bước 8 để đặt tấm sàn và chắc chắc theo như đường tiêu chuẩn kiểm soát. Nếu thi công không theo như đường kiểm soát, căn phòng có thể không vuông và những ô vuông có thể không thẳng. Sau khi đặt những tấm cắt, kiểm tra kỹ để chắc chắn là nó vuông. Khi chắc chắn là những chỗ cắt vuông, tiếp tục lắp đặt từng hàng cho đến khi những tấm cắt thành hình chữ nhật hoặc vuông. Trong khi đặt những tấm sàn trong khu vực này, người thi công nên có một người trải keo, bắn ốc và chuẩn bị cho khu vực kế tiếp để sẵn sàng đặt tấm sàn.
Bước 11.  Sắp thẳng hàng
Sau khi từng phần  của sàn được thi công xong, kiểm tra hệ thống đường kẻ ô xem có thẳng không. Nếu không thẳng, có thể làm thẳng bằng cách dùng chân đá vào những hàng đã lắp đặt trước đó. Nếu cách này cũng không được thì nhấc 3 hoặc 4 hàng và chỉnh lại khoá chân đế của những hàng đã dời những tấm sàn. Tất cả hệ thống thanh ngang phải thẳng trước khi cắt những tấm sàn.

đặt tấm sàn đối diện nhau


Bước 12. Bắt đầu với những hàng tiếp theo.

Sau khi thi công phần đầu tiên của sàn nâng, chỉ cần một đường phấn tiêu chuẩn, kiểm soát dọc theo chiều dài tường có thể sử dụng cho phần còn lại của nơi thi công. Phần đầu của sàn thường làm cho sàn vuông và xác định vị trí còn lại của căn phòng. Dù sao, nó được vẽ dọc theo chiều dài tường nên có thể nó sẽ không được thẳng. Vì thế, một đường sắc nét kéo dài dọc theo chiều dài đoạn tường ngắn hơn ít nhất là rộng bằng 4 tấm panel của diện tích đã được thi công toàn bộ chiều dài của phòng.
Lưu ý: Khi di chuyển tấm sàn, phương tiện vận chuyển và người vận chuyển đi ngang qua nơi đã thi công, phải dùng gỗ cứng  đặt ngang qua tránh sự hư hại trên bề mặt tấm panel.

lắp những hàng tiếp theo


kiểm tra

Những điều cần lưu ý khi bảo quản, bảo dưỡng sàn nâng



Những điều cần lưu ý khi bảo quản, bảo dưỡng sàn nâng

Sàn nâng là loại sàn được đặt trên một hệ thống chân đế. Do tính chất đặc biệt của cấu trúc sàn, có một số điểm cần lưu ý như sau trong việc sử dụng sàn nâng.

A. Bảo quản sàn nâng

Trước khi bảo dưỡng sàn nâng nên bảo quản cả về cấu trúc sàn và môi trường. Tất cả tấm sàn nâng đều được làm để không cần phải bảo trì nhiều để đảm bảo an toàn cho vận hành và nhân viên làm việc. Dưới đây là những yêu cầu trước khi bảo quản sàn nâng:

1. Về cấu trúc:

* Kiểm tra hàng năm chất lượng kỹ thuật của sàn nâng.
* Thay đổi vị trí những tấm sàn ít nhất là 2 lần/năm ở những chỗ công cộng nếu thấy cần thiết.
* Kiểm tra lại hệ thống chân và thanh ngang 2 lần/năm để biết rằng cấu trúc không có vấn đề gì.
* Nếu thấy cần thiết phải hỗ trợ chân đế thì nên gọi nhà thi công .
* Thay thế những bộ phận nếu thấy cần thiết như dây đồng nối đất, thanh ngang, miếng đệm.
* Thay thế những chỗ móp, méo ngay khi phát hiện được.


2. Về môi trường:


* Lau sàn bằng cây xốp lau nhà hằng ngày.
* Hút bụi dưới tấm sàn và mặt sàn ít nhất là 2 lần/năm.
* Lau sạch ngay những chỗ bị mực dây hoặc chỗ bẩn trên sàn.
* Lau sạch mặt sàn ngay lập tức nếu dây những chất mềm,dính - lưu ý không được tẩy mặt sàn
* Hút bụi thảm 3 lần/tuần đối với thảm chống tĩnh điện.
* Làm sạch thảm trên sàn nâng (nếu có) ít nhất là 2 lần/năm.
* Làm sạch thường xuyên làm giảm tình trạng sàn quá bẩn.
* Nếu trên sàn nâng trải thảm thì hút bụi thảm 3 lần trong 1 tuần.
* Đặt thảm chùi chân ở những chỗ đi vào để tránh bẩn và những mảnh vụn đi vào.




B. Bảo dưỡng sàn nâng


* Khi thay thế những tấm panel hoặc di chuyển những tấm panel mà đã lắp trước đó, phải cẩn thận để không làm sứt hoặc hư hại những cạnh của những tấm sàn nâng.
* Hình dạng cạnh của những tấm panel cho phép di chuyển và thi công với dụng cụ chuyên dùng. Không dùng tay để nhấc những tấm sàn nâng mà không có dụng cụ nâng chuyên dụng.
* Không làm rơi và đá vào giữa tấm sàn.
* Dụng cụ nặng thì nên đặt trên miếng đệm 10cm×10cm (gỗ/thép) để phân bổ điểm chịu lực tại những chỗ nối giữa những tấm sàn. Lắp đặt thêm chân đế nếu thấy cần thiết ở những chỗ chịu tải trọng lớn trên sàn hoặc trên những tấm sàn cắt.
* Khi thi công đường dây điện, không có quá 5 tấm sàn hoặc khoảng 3m đựợc nhấc lên cùng 1 lúc để tránh tình trạng không thẳng hàng của sàn khi lắp đặt.Yêu cầu này áp dụng cho tất cả các loại cấu trúc của sàn nâng.



* Người thi công nên lưu ý khi kéo những đường dây để không bị vướng vào chân đế. Điều này có thể xảy ra khi đường dây điện cọ vào những ốc và có khả năng làm rơi ốc ra khỏi hệ thống
* Khi có nước đổ tràn ra phải lau sạch ngay lập tức. Sử dụng cây lau nhà khô để thấm nước tránh cho nước lọt xuống làm những hệ thống hỗ trợ như thanh ngang và chân đế sẽ bị gỉ và ăn mòn. Không được dội nước lên sàn hoặc chất tẩy. Điều này có thể gây hư hại cho tấm sàn và tác động lên hệ thống dây điện ở phía dưới.Những tấm sàn được làm là nén bằng áp suất cao nên cũng không cần phải bảo dưỡng nhiều và có thể dễ dàng lau sạch bằng cây lau nhà và có thể làm sạch định kì bằng xà phòng trung tính nếu thấy cần thiết.Không lau những giẻ có dầu và hoá chất. Lớp màng trên mặt sàn sẽ bị ảnh hưởng.



* Nếu cần thiết có thể tẩy những chỗ bẩn khó tẩy bằng chất hữu cơ không bắt lửa. Nhưng nếu làm như thế, phải cẩn thận để khi lau chùi không lọt vào những đường mí giữa của những tấm panel và có thể có những tác động bất lợi cho hệ thống sàn phía dưới.
* Không đặt ống gas và ống nước dưới hệ thống sàn nâng.

GIỚI THIỆU SÀN NÂNG KỸ THUẬT


GIỚI THIỆU SÀN NÂNG KỸ THUẬT

Sàn nâng kỹ thuật là gì?Trước hết nó là một loại sàn(thép hoặc gỗ) kích thước 600*600*35 được lắp đặt trên bề mặt bê tông hoặc bất kỳ bề mặt bằng phẳng nào đó bằng keo chuyên dụng hay bằng phương pháp bắt vít(ít dùng).Nó thường được sử dụng trong các phòng datacentre,phòng máy,phòng mạng,phòng viễn thông,phòng tích hợp dữ liệu hay các văn phòng,office...Loại sàn này có nhiều ưu điểm như:
-Sàn kỹ thuật che lấp đi các loại hệ thống dây, ống dẫn, kỹ thuật ngầm sẽ được đi trong khoảng giữa hai mặt sàn.
-Bảo vệ hệ thống dây điện, cáp điện hay bất kì vật liệu gì để dưới sàn tránh được sự xâm hại của côn trùng, hóa chất hay không khí nóng ẩm của mặt sàn bê tông bằng hệ thống giá đỡ được thiết kế phù hợp cho từng công trình, từng loại thiết bị đặt trên sàn phụ.
-Giảm tiếng ồn, giảm rung cho thiết bị trong quá trình vận hành.
-Triệt tiêu bớt Ion+ trong môi trường tạo sự vận hành chuẩn xác hơn cho các máy móc thiết bị đặt bên trên mặt sàn. Giảm tối đa dòng điện đối với con người ngay cả khi có sự cố cháy, nổ.
-Không dẫn lửa, cho phép di chuyển các thiết bị kịp thời khi có sự cố hỏa hoạn.
-Tạo môi trường khô ráo, sạch sẽ cho các thiết bị để trên sàn
Với nhiều tính năng như vậy nên lọai sàn này còn được gọi là sàn giả,sàn nâng,sàn thông minh,sàn kỹ thuật...
Đối với các phòng mạng,phòng máy,phòng datacentre,phòng service,phòng điện...nên sử dụng loại sàn thép có phủ HPL.Lớp HPL này có khả năng cách điện cao,đảm bảo an toàn cho con người và thiết bị đặt trên nó.
Đối với các phòng viễn thông nên sử dụng loại tấm gỗ phủ HPL.Loại tấm này được làm từ gỗ ép với chiều dày 30-40mm.
Đối với các cao ốc,văn phòng,office...thì nên sử dụng loại sàn trơn.Loại sàn này khi lắp đặt xong thì ta tiến hành trải thảm,sẽ tạo nên một bề mặt làm việc văn minh,chuyên nghiệp.
Hệ thống sàn nâng được lắp đặt trên hệ thống chân đế và thanh rằng bằng thép,chiều cao chân đế có thể từ 150-700mm.
Sử dụng hệ thống sàn này là phương pháp hữu hiệu nhất cho các công trình hiện nay vì giá thành hợp lý,có n

MÀNH RÈM SỬ DỤNG TRONG Y TẾ

Mành rèm y tế CT-SQ



Mành rèm y tế CT-SQ Mô tả
Thiết kế treo trần nhà, dễ dàng lắp đặt, 
Độ giày mành : 0.6mm 
chiều cao: 2.8m
Có 9 màu sắc cơ bản để lựa chọn
Thiết kế thông thoáng, giúp điều hòa không khí, màu sắc dễ chịu
Mành rèm y tế có thể được sử dụng trong các phòng bệnh, phòng khám, phòng truyền. Mành rèm y tế làm cho các phòng có trật tự và gọn gàng hơn
Mành rèm y tế khả năng chống bắt cháy và kháng khuẩn cao hơn chất liệu bình thường. 
Vật liệu: 100% polyester,  trọng lượng: 200g / ㎡-250g / ㎡


Sàn vinyl

Sàn vinyl (sàn nhựa, sàn PVC) là một vật liệu sàn rất phổ biến ở các nước phát triển. Tuy nhiên ở Việt nam, sàn vinyl chủ yếu mới được biết đến nhiều trong giới xây dựng.

Sàn Vinyl là loại sàn đàn hồi gồm có sàn chống tính điện và sàn không chống tĩnh điện, sàn có độ đàn hồi cao khoảng 12%. với các tính năng sau:

- Độ mềm, dẻo cao, bền, chống trầy xước.

- Chống trơn trượt, vệ sinh, kháng khuẩn và nấm mốc, chống vết nám của tàn thuốc, chống hóa chất

- Không nứt, vỡ, gãy do địa chấn, chống lực nén cao

- Giảm ồn, tiếng động, không bị lõm

- Ít hoặc không có đường nối, độ phẳng cao

- Chống tĩnh điện có nhiều loại: từ 104Ω - 106Ω (dẫn tĩnh điện), 107Ω - 109Ω (phân tán tĩnh điện)

- Dễ lau chùi, dễ bảo quản và bảo dưỡng.

- Nhẹ hơn gạch nên giảm được chi phí ban đầu (chi phí làm móng…) cho các công trình.

Do những đặc tính trên nên sàn Vinyl thường được sử dụng ở những nơi như: nhà máy, bệnh viện, phòng máy tính, phòng điều khiển, phòng sạch, phòng mổ, phòng dược, phòng chế biến thực phẩm, nhà máy sản xuất mỹ phẩm, nhà máy điện, các trạm biến thế, phòng điện của các building .v.v.

 CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ NGỌC PHƯỚC
 P.1706, Toà nhà CENGROUP, 137 Nguyễn Ngọc Vũ, Q. Cầu Giấy , Hà Nội.
Hotline: 0976551115 Tel: 04.6681.6683
 Website: www.nepnhua.com .Email: info@nepnhua.com