Thứ Bảy, 26 tháng 5, 2012

Những điều cần lưu ý khi bảo quản, bảo dưỡng sàn nâng



Những điều cần lưu ý khi bảo quản, bảo dưỡng sàn nâng

Sàn nâng là loại sàn được đặt trên một hệ thống chân đế. Do tính chất đặc biệt của cấu trúc sàn, có một số điểm cần lưu ý như sau trong việc sử dụng sàn nâng.

A. Bảo quản sàn nâng

Trước khi bảo dưỡng sàn nâng nên bảo quản cả về cấu trúc sàn và môi trường. Tất cả tấm sàn nâng đều được làm để không cần phải bảo trì nhiều để đảm bảo an toàn cho vận hành và nhân viên làm việc. Dưới đây là những yêu cầu trước khi bảo quản sàn nâng:

1. Về cấu trúc:

* Kiểm tra hàng năm chất lượng kỹ thuật của sàn nâng.
* Thay đổi vị trí những tấm sàn ít nhất là 2 lần/năm ở những chỗ công cộng nếu thấy cần thiết.
* Kiểm tra lại hệ thống chân và thanh ngang 2 lần/năm để biết rằng cấu trúc không có vấn đề gì.
* Nếu thấy cần thiết phải hỗ trợ chân đế thì nên gọi nhà thi công .
* Thay thế những bộ phận nếu thấy cần thiết như dây đồng nối đất, thanh ngang, miếng đệm.
* Thay thế những chỗ móp, méo ngay khi phát hiện được.


2. Về môi trường:


* Lau sàn bằng cây xốp lau nhà hằng ngày.
* Hút bụi dưới tấm sàn và mặt sàn ít nhất là 2 lần/năm.
* Lau sạch ngay những chỗ bị mực dây hoặc chỗ bẩn trên sàn.
* Lau sạch mặt sàn ngay lập tức nếu dây những chất mềm,dính - lưu ý không được tẩy mặt sàn
* Hút bụi thảm 3 lần/tuần đối với thảm chống tĩnh điện.
* Làm sạch thảm trên sàn nâng (nếu có) ít nhất là 2 lần/năm.
* Làm sạch thường xuyên làm giảm tình trạng sàn quá bẩn.
* Nếu trên sàn nâng trải thảm thì hút bụi thảm 3 lần trong 1 tuần.
* Đặt thảm chùi chân ở những chỗ đi vào để tránh bẩn và những mảnh vụn đi vào.




B. Bảo dưỡng sàn nâng


* Khi thay thế những tấm panel hoặc di chuyển những tấm panel mà đã lắp trước đó, phải cẩn thận để không làm sứt hoặc hư hại những cạnh của những tấm sàn nâng.
* Hình dạng cạnh của những tấm panel cho phép di chuyển và thi công với dụng cụ chuyên dùng. Không dùng tay để nhấc những tấm sàn nâng mà không có dụng cụ nâng chuyên dụng.
* Không làm rơi và đá vào giữa tấm sàn.
* Dụng cụ nặng thì nên đặt trên miếng đệm 10cm×10cm (gỗ/thép) để phân bổ điểm chịu lực tại những chỗ nối giữa những tấm sàn. Lắp đặt thêm chân đế nếu thấy cần thiết ở những chỗ chịu tải trọng lớn trên sàn hoặc trên những tấm sàn cắt.
* Khi thi công đường dây điện, không có quá 5 tấm sàn hoặc khoảng 3m đựợc nhấc lên cùng 1 lúc để tránh tình trạng không thẳng hàng của sàn khi lắp đặt.Yêu cầu này áp dụng cho tất cả các loại cấu trúc của sàn nâng.



* Người thi công nên lưu ý khi kéo những đường dây để không bị vướng vào chân đế. Điều này có thể xảy ra khi đường dây điện cọ vào những ốc và có khả năng làm rơi ốc ra khỏi hệ thống
* Khi có nước đổ tràn ra phải lau sạch ngay lập tức. Sử dụng cây lau nhà khô để thấm nước tránh cho nước lọt xuống làm những hệ thống hỗ trợ như thanh ngang và chân đế sẽ bị gỉ và ăn mòn. Không được dội nước lên sàn hoặc chất tẩy. Điều này có thể gây hư hại cho tấm sàn và tác động lên hệ thống dây điện ở phía dưới.Những tấm sàn được làm là nén bằng áp suất cao nên cũng không cần phải bảo dưỡng nhiều và có thể dễ dàng lau sạch bằng cây lau nhà và có thể làm sạch định kì bằng xà phòng trung tính nếu thấy cần thiết.Không lau những giẻ có dầu và hoá chất. Lớp màng trên mặt sàn sẽ bị ảnh hưởng.



* Nếu cần thiết có thể tẩy những chỗ bẩn khó tẩy bằng chất hữu cơ không bắt lửa. Nhưng nếu làm như thế, phải cẩn thận để khi lau chùi không lọt vào những đường mí giữa của những tấm panel và có thể có những tác động bất lợi cho hệ thống sàn phía dưới.
* Không đặt ống gas và ống nước dưới hệ thống sàn nâng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét